Phát triển sản phẩm là một quá trình dài, đòi hỏi các doanh nghiệp khởi nghiệp phải luôn chú trọng nhiều khía cạnh để cho ra đời một sản phẩm thành công. Tìm hiểu lý thuyết thôi chưa đủ, nhà sáng lập còn cần phải nắm bắt được quá trình phát triển sản phẩm ở cấp độ thực thi. Từ đó, mới có thể đảm bảo sản phẩm được xây dựng đúng như yêu cầu đặt ra và phát hành đúng tiến độ. Và để đem lại đầy đủ thông tin nhất cho các bạn về việc quản lý quá trình phát triển sản phẩm, chuỗi bài học về chủ đề “Phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp khởi nghiệp” sẽ tiếp tục với bài học cuối cùng, với nội dung chính xoay quanh hành trình phát triển sản phẩm và cách thực thi quy trình xây dựng sản phẩm. 

Chuỗi bài học “Phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp khởi nghiệp” nằm trong “Series bài học khởi nghiệp” do Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) phối hợp với văn phòng đề án 844 thực hiện. Nội dung bài học gồm ba phần: 

  • Phần 1: Sản phẩm và các giai đoạn phát triển sản phẩm 
  • Phần 2: Phương pháp phát triển sản phẩm hiệu quả 
  • Phần 3: Quản lý quá trình phát triển sản phẩm
  • Phần 4: Một số lưu ý khi phát triển sản phẩm

Quản lý quá trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp

Phần I. Sản phẩm và các giai đoạn phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp khởi nghiệp 

> Xem thêm 


Phần II. Phương pháp phát triển sản phẩm hiệu quả để đạt được Product Market Fit 

> Xem thêm 


Phần III. Quản lý quá trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp

Như đã đề cập ở phần trước, hai phương pháp tiếp cận phổ biến giúp việc phát triển sản phẩm dễ dàng hơn là Lean Startup và Design Thinking. Việc áp dụng Design Thinking giúp bạn xác định được vấn đề nhức nhối nhất của khách hàng mục tiêu, và đề xuất các ý tưởng giải quyết vấn đề đó. Tiếp theo, với Lean Startup, bạn xây dựng các giả định về giá trị và định hình các chủ đề chính của sản phẩm, ở đây là nhóm tính năng hoặc yêu cầu lớn. Những việc trên sẽ giúp bạn tránh những lỗi sai thường gặp trong quá trình xây dựng sản phẩm. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu thêm rằng, khả năng thực thi của doanh nghiệp khởi nghiệp mới là yếu tố quyết định đến sự hiệu quả của sản phẩm, cũng như đảm bảo đưa được sản phẩm đến tay người dùng. 

I. Những khó khăn thực tế trong quá trình xây dựng sản phẩm: 

Thông thường, thực tế sẽ diễn ra rất khác so với kế hoạch ban đầu của bạn. Cụ thể, trong quá trình xây dựng sản phẩm, bạn có thể sẽ tiếp nhận rất nhiều yêu cầu và ý tưởng cho tính năng mới. Đó có thể tới từ khách hàng dùng thử, từ các thành viên trong nhóm, từ nhà đầu tư và từ chính bạn. Và theo thói quen, chúng ta sẽ nhảy ngay vào thiết kế và xây dựng tính năng mới. Điều đó sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như: 

  • Không sớm đưa được sản phẩm đến khách hàng mục tiêu để dùng thử trực tiếp
  • Đến khi có sản phẩm thì sản phẩm lại trở nên quá phức tạp với người dùng. 
  • Đội kỹ thuật liên tục nhận được yêu cầu dẫn đến bị quá tải 
  • Việc mở rộng hoặc thay đổi liên tục giữa các tính năng dẫn đến tiến độ phát hành không đảm bảo. 
  • Liên kết giữa founder với các bộ phận kỹ thuật và bộ phận kinh doanh không được tốt
  • Khó đánh giá được hiệu quả của từng giá trị mà sản phẩm được kỳ vọng sẽ tạo ra. 
những khó khăn thực tế khi xây dựng sản phẩm
Những khó khăn thực tế khi xây dựng sản phẩm

II. Xây dựng quy trình quản lý phát triển sản phẩm: 

Dưới đây là những gợi ý và lưu ý từ chuyên gia để giúp doanh nghiệp khởi nghiệp có được quy trình quản lý việc xây dựng sản phẩm hiệu quả hơn: 

1. Về đội nhóm: 

Đầu tiên là đội nhóm. Doanh nghiệp cần tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan đến việc phát triển sản phẩm. Cụ thể, bạn có thể xây dựng 1 team sản phẩm, trong đó cần có sự kết hợp giữa 3 chuyên môn quan trọng: 

  • UX (Trải nghiệm người dùng) — Bảo đảm lợi ích mang lại cho khách hàng, tiếp nhận những phản hồi, đề xuất của khách hàng và luôn hướng đến việc nâng cao trải nghiệm người dùng
  • Technology (Công nghệ) — Bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật và tiến độ phát hành các phiên bản 
  • Business (Kinh doanh) — Bảo đảm các tuyên bố giá trị đã được đề ra và mục tiêu kinh doanh
kết hợp UX, Tech và Business trong một đội phát triển sản phẩm
Kết hợp UX, Tech và Business trong một đội phát triển sản phẩm

 

2. Xây dựng chiến lược rõ ràng, thực thi nhanh chóng: 

  • Xây dựng Product Strategy: Bạn cần có một chiến lược thật rõ ràng xác định những gì muốn đạt được. Ngoài ra, bạn cần cung cấp những thông tin về thị trường, về khách hàng mục tiêu và hướng dẫn các nhóm tính năng lớn cho đội ngũ của mình.
  • Xây dựng Product Roadmap: Xây dựng kế hoạch tổng quát về hướng phát triển và thời điểm phát hành của sản phẩm.
  • Xây dựng theo Sprint (tần suất phát hành sản phẩm): Phát hành phiên bản cải tiến sản phẩm đều đặn để nhanh chóng thu thập và học từ phản hồi của khách hàng.

3. Kinh nghiệm tối ưu hoá năng lực ở giai đoạn đầu: 

Mục đích cuối cùng là giúp mọi người trong team hiểu họ đang làm gì và biết họ cần làm gì. Suy nghĩ phổ biến của các doanh nghiệp khởi nghiệp ở giai đoạn đầu là cứ thoải mái làm tới đâu hay tới đó vì đội ngũ còn ít thành viên và có nhiều thời gian. Ngược lại, đó mới chính là khoảng thời gian bạn cần tối ưu những nguồn lực hạn chế hiện có để sớm đưa được sản phẩm đến tay người dùng thử. 

Nếu bạn là một team nhỏ ở giai đoạn đầu thì có thể tham khảo các bước thực thi như sau: 

  • Xác định team sản phẩm là tất cả các thành viên trong startup
  • Thiết lập và chia sẻ Product Strategy, Product Roadmap cho cả team 
  • Chọn tần suất phát hành sản phẩm (sprint), ví dụ: 2 tuần 
  • Có người chịu trách nhiệm về sản phẩm (ở giai đoạn sớm, đây thường là founder) 
  • Tổ chức Product meeting đều đặn với cả team để cùng nhau brainstorm về tính năng, lỗi, hay đề xuất mới cho sản phẩm, cũng như cùng đánh giá mức độ thực thi: dễ, trung bình, khó 
  • Lựa chọn những gì cần làm cho Sprint tiếp theo. Mô tả chi tiết yêu cầu và phân công từng đầu việc cụ thể 
  • Tập trung làm và bảo đảm tiến độ 
  • Cả team cùng kiểm tra sản phẩm trước khi phát hành bản mới.

Thực hiện các bước này sẽ giúp bạn tối đa hóa năng lực và liên kết chặt chẽ tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, từ đó, bảo đảm mọi người cùng chung một hướng.

xây dựng đội nhóm phát triển sản phẩm
Xây dựng đội nhóm phát triển sản phẩm

III. Lưu ý chung về quá trình phát triển sản phẩm: 

Như vậy, chúng ta đã cùng đi qua 3 bài học về phát triển sản phẩm, đặc biệt tương thích với những sản phẩm mang yếu tố đổi mới sáng tạo và đang ở giai đoạn đầu của vòng đời phát triển. Và sau đây là những lưu ý từ chuyên gia Vũ Xuân Trường cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong việc phát triển sản phẩm:  

  1. Giai đoạn giới thiệu hay thâm nhập thị trường là giai đoạn khó khăn nhất đối với sản phẩm. Đa số sản phẩm mới đều không vượt qua được giai đoạn này. Vì thế, mục tiêu quan trọng nhất là làm sao để có được Product Market Fit trước khi có thể tăng trưởng mạnh mẽ. 
  2. Để tối đa cơ hội đạt được Product Market Fit cũng như tối ưu hoá chi phí bỏ ra, các doanh nghiệp nên áp dụng các phương pháp phát triển sản phẩm đã được chứng minh tính hiệu quả như Lean Startup và Design Thinking. 
  3. Phương pháp phù hợp là điều kiện cần, thực thi hiệu quả là điều kiện đủ. Phát triển sản phẩm cần có quy trình quản lý tốt được định hướng bởi một chiến lược rõ ràng và cách triển khai nhanh gọn. 

Để hiểu rõ hơn về cách quản trị quy trình phát triển sản phẩm, mời bạn xem thêm video bài học dưới đây: 

Tác giả: Vũ Xuân Trường


Phần IV. Một số lưu ý khi phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp khởi nghiệp

> Xem thêm


THÔNG TIN CHUNG:

Series bài học cung cấp kiến thức và kỹ năng cho startup

Bài học được đăng tải tại: DNES STARTUP LESSONS LEARNED 

Đơn vị thực hiện: Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng phối hợp với Văn phòng Đề án 844

 

Tags