Một trong những khó khăn lớn nhất mà các “Công ty Khởi nghiệp” thường gặp phải đó là nguồn vốn đầu tư. Đây là trở ngại có thể khiến nhiều “Công ty Khởi nghiệp” thất bại ngay từ bước khởi động. Chính vì vậy cùng với ý tưởng, việc giải quyết bài toán nguồn vốn đầu tư là vấn đề mang tính sống còn đối với các “Công ty Khởi nghiệp”.

startup-incubator-1200-304

Đầu tư startup

Đầu tư startup là đầu tư vào một công ty ở giai đoạn sơ khai. Việc thu hút các khoản tài trợ cho các startup ở Mỹ trở nên thuận lợi hơn nhờ đạo luật JOBS. Đạo luật này cho phép nhiều người cùng tài trợ cho một startup và các khoản tài trợ này sẽ trở thành cổ phiếu. Nhờ vậy, các startup thu hút được vốn đầu tư một cách hợp pháp mà không phải niêm yết công khai trên sàn chứng khoán.
Ngày nay còn phát triển nhiều hình thức IPO khác mà các startup và các nhà sáng lập startup thường khai thác nhằm tránh việc niêm yết công khai và những nguyên tắc phức tạp trong việc gọi vốn ở giai đoạn khởi đầu của startup.

Quá trình phát triển của hoạt động đầu tư startup

Sau đại khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, một phần do nguyên nhân đầu tư trục lợi quá mức vào các công ty nhỏ làm ăn không nghiêm chỉnh, thì đầu tư startup chỉ được coi như là hoạt động dành riêng cho bạn hữu và gia đình của những đồng sáng lập viên của startup đó. Điều hạn chế đó đã được ghi thành luật tại Mỹ năm 1933.
Tuy nhiên, đến năm 2013, với đạo luật dành riêng cho kinh doanh startup, nước Mỹ cho phép các startup hợp pháp (cùng với các đồng sáng lập viên hoặc các nhà sáng lập của nó) được quyền dùng bất cứ phương pháp thông tin nào để truyền bá, quảng cáo ra công chúng với điều kiện chỉ những nhà đầu tư lớn (có kinh nghiệm) mới được phép mua cổ phiếu của các startup.

Các vòng đầu tư vào startup
Khi đầu tư vào startup, nhà đầu tư có thể tham gia vào các giai đoạn khác nhau. Vòng đầu được gọi là vòng hạt giống. Vòng hạt giống là khi nhà đầu tư bỏ tiền vào startup ở pha phôi thai, tức ở giai đoạn mà startup mới tạo ra sản phẩm mẫu đầu tiên. Đầu tư ở vòng hạt giống thường là các nhà đầu tư thiên thần. Vòng tiếp tiếp theo gọi là Series A. Tại thời điểm này startup đã có khả năng tồn tại trên thị trường và đã tạo ra doanh thu. Đầu tư ở vòng series A thường là các hãng đầu tư rủi ro và các nhà đầu tư thiên thần và siêu thiên thần (là các quỹ đầu tư chuyên nghiệp mà người hùn là các doanh nhân lão luyện, không nhất thiết là chuyên gia trong ngành của startup, luôn đầu tư vào một loạt startup). Các vòng tiếp sau nữa gọi là Series B, C, D. 3 vòng đầu tư này nằm ở giai đoạn startup chuẩn bị lên sàn chứng khoán để phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO). Đầu tư ở 3 vòng này thường là các hãng đầu tư rủi ro và các hãng mua bán nợ.

Đầu tư trực tuyến (online) vào startup

Với việc thông qua đạo luật JOBS và mô hình đầu tư đám đông, tại Mỹ đã hình thành các sàn đầu tư startup trực tuyến (thông qua trang web), mà nổi tiếng là hai sàn SeedInvest và CircleUp khởi động từ năm 2011. Mục đích của các sàn trực tuyến này là làm dễ dàng hoạt động đầu tư vào startup và giải quyết hai khó khăn mà các startup thường vấp phải trên thị trường. Giải khó thứ nhất là giúp các startup dễ tiếp cận nguồn vốn và giảm thời gian tiến tới các vòng đầu tư. Giải khó thứ hai là tăng dung lượng vốn cho nhà đầu tư và nhờ thế tập trung hóa quá trình đầu tư.

Startup nội bộ

Các công ty lớn lâu đời cũng thường khuyến khích phát kiến bằng cách thành lập những “startup nội bộ”. Hãng bán lẻ lớn thứ 2 thế giới Target Corporation lúc đầu là “startup nội bộ” của Hãng kinh doanh kho bãi Dayton Corporation. Ứng dụng threedegrees (3o), tiền thân của Messenger 7, cũng là sản phẩm được phát triển từ “startup nội bộ” của Microsoft.

Hoàng Quang Tuyến – Hội An.