Hội đồng Điều phối mạng lưới khởi nghiệp Đà Nẵng (DSC), Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) phối hợp cùng Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan Giai đoạn II (IPP2) giới thiệu đến các đơn vị Trường học và tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp thông tin Khóa đào tạo giảng viên nguồn về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (Chương trình TOT) sẽ được tổ chức từ ngày 17-25 tháng 01 năm 2018.

Đây là một phần trong chuỗi các hoạt động của DSC và DNES nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 được ban hành theo Quyết định số 1665/QĐ-TTg (Đề án 1665) của Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 30/10/2017 (nội dung đính kèm) và Đề án Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành ngày 06/03/2017 theo Quyết định số 1219/QĐ-UBND (QĐ 1219).

Được giảng dạy bởi các chuyên gia và giảng viên nhiều kinh nghiệm về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến từ Phần Lan, khóa đào tạo sẽ cung cấp một cách cập nhật nhất các kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với nội dung được thiết kế phù hợp cho đối tượng là giảng viên các trường đại học, đồng thời truyền đạt phương pháp giảng dạy khởi nghiệp cho người học.

Khóa đào tạo TOT tại Hà Nội

  1. THÔNG TIN KHÓA HỌC:

  • Đào tạo, chuyển giao kiến thức 8 ngày đào tạo tập trung: từ 17/01 đến ngày 25/01/2017
  • Chuyển giao tài liệu, biểu mẫu, format
  • Hợp tác, kết nối mạng lưới ươm tạo, đầu tư khởi nghiệp
  • Địa điểm: DNC – Danang Coworking Space – 31 Trần Phú, Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Học phí: 4.000.000 VNĐ/1 học viên (bao gồm chi phí địa điểm, teabreak, ăn trưa, tài liệu và các thiết bị, vật dụng sử dụng trong khóa học). Tuy nhiên, các học viên hoàn thành thủ tục học phí trước ngày 13/01/2017 sẽ được hỗ trợ kinh phí, chi phí cần đóng đối ứng chỉ còn 2.500.000 VNĐ (Phần chi phí còn lại do DSC tài trợ)
  • Chứng chỉ: Học viên hoàn thành khóa học sẽ được nhận chứng chỉ Train of Trainers do IPP – DNES – DSC đồng cấp.
  • Khóa học sẽ do các chuyên gia Phần Lan giảng dạy bằng tiếng Anh.

Thông tin giảng viên

   2. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:

  • Là giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng
  • Thành viên hoạt động trong lĩnh vực hỗ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo…
  • Cá nhân tâm huyết với hoạt động khởi nghiệp và muốn truyền đạt kiến thức về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.

Khóa đào tạo TOT tại Hà Nội

 

   3.CHỦ ĐỀ CHÍNH CỦA 8 NGÀY ĐÀO TẠO TẬP TRUNG:

  1. Các khái niệm và vấn đề cơ bản của đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
  2. Tư duy hướng đến hiệu quả (tư duy doanh nhân)
  3. Vai trò đổi mới sáng tạo trong cách mạng công nghiệp 4.0
  4. Công cụ giúp đổi mới sáng tạo đột phá.
  5. Phát triển ý tưởng, đánh giá ý tưởng, tạo dựng thị trường, phát triển sản phẩm.
  6. Thẩm định các dự án đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
  7. Cách xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong trường học
  8. Coaching và mentoring.
  9. Phát triển chương trình đào tạo đổi mới sáng tạo trong nhà trường.
  10. Cách đổi mới mô hình trường đại học, mô hình doanh nghiệp.

   4. CÁCH THỨC THAM GIA

Trân trọng kính mời các trường có quan tâm đăng ký tham gia Chương trình TOT.

Thời hạn đăng ký tham dự là ngày 15/01/2017. Vui lòng để lại thông tin đăng ký tại: bit.ly/daotaoT0T BTC sẽ liên hệ và hướng dẫn cụ thể về việc tham gia.

Hoặc liên hệ email: [email protected] hoặc Hotline: 0935886423 (mr Trân)

————–

GIỚI THIỆU VỀ IPP – ipp.vn

Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan, Giai đoạn  (IPP) là một Chương trình Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) được đồng tài trợ bởi chính phủ Việt Nam và chính phủ Phần Lan. IPP hiện đang triển khai giai đoạn 2 từ năm 2014 đến 2018 với tổng ngân sách là 11 triệu euro. IPP hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa có thu nhập trung bình vào năm 2020. Mục tiêu của IPP là thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững thông qua việc gia tăng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo.

IPP hướng tới các mục tiêu dài hạn là hỗ trợ phát triển kinh tế và hệ thống đổi mới sáng tạo cho Việt Nam. IPP hợp tác với nhiều đối tác quan trọng trong nước và quốc tế nhằm mở rộng quy mô các hoạt động đào tạo thực tế về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam cũng như cải thiện các chương trình, các cơ chế hỗ trợ ở địa phương đối với doanh nghiệp sáng tạo mới. IPP cũng thực hiện việc kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm xây dựng một nền tảng vững chắc cho thế hệ doanh nhân Việt Nam tiếp theo, đồng thời thúc đẩy hợp tác về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt là với Phần Lan.

Thông tin chương trình TOT tại Hà Nội: ipp.vn/thong-cao-bao-chi-khai-giang-khoa-dao-tao-tot2-ha-noi

Thông tin chương trình TOT tại HCM: ipp.vn/28-giang-vien-duoc-chon-tham-gia-khoa-dao-tao-doi-moi-sang-tao-va-khoi-nghiep/