Tất cả chúng ta đều muốn biết bí mật để trở thành một CEO thành công. Vậy còn gì hay ho hơn việc đem hai CEO ở cùng một lĩnh vực ra so sánh tại sao người này lại giỏi hơn người kia? 

Một trong hai CEO đó, Jack Gifford đã xây dựng công ty Maxim Integrated Products của mình đạt doanh thu hơn 2 tỷ đô một năm. Người còn lại, chúng tôi gọi là Bob, muốn đạt được doanh thu 1 tỷ đô một năm nhưng trong vòng nhiều năm qua công ty của ông vẫn bị kẹt với khoản doanh thu chỉ tầm 200 triệu đô một năm. Trong một thời gian dài, Bob đã bỏ dở quá nhiều kế hoạch và mất đi sự ủng hộ từ ban giám đốc. Cuối cùng các nhà đầu tư chủ động buộc Bob phải bán công ty.

Gifford và Bob giống nhau ở nhiều điểm nhưng họ lại khác nhau ở những điểm quan trọng. Những điểm khác biệt đó lý giải tại sao Gifford lại thành công hơn Bob.

Điểm khác biệt #1: Bạn phải “cùng hội cùng thuyền” với đúng người

Một trong những khách biệt quan trọng là một đội ngũ giỏi. Mỗi bộ phận của công ty Maxim đều có đủ nhân viên hạng A. Mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng khi bạn làm việc với họ. Bạn gần như có thể mặc nhiên xem rằng mọi việc sẽ được hoàn thành nhờ một đội ngũ giỏi như vậy. 

Gần 80% nhân viên ở Maxim thuộc hạng A, và có lẽ chỉ 20% nhân viên của Bob ở đó đạt hạng này. Khi bạn làm việc nhiều với nhân viên hạng B và C, sự bình thường trở thành tiêu chuẩn và bạn sẽ phải đảm nhiệm vai trò của tất cả mọi người. 

Điểm khác biệt #2: Bạn phải đương đầu với những sự thật khắc nghiệt

Gifford từng luôn hoài nghi về những vấn đề đang xảy ra ở Maxim. Bất kể kết quả kinh doanh đang tiến triển tốt thế nào, anh luôn nghĩ sẽ có cách để cải thiện tình hình hơn nữa. Trên thực tế, Maxim đã đạt được nhiều bước tiến lớn khi mọi thứ vẫn đang tiến triển tốt. Tuy nhiên từ điển của Gifford không hề có khái niệm “hài lòng”, mọi vấn đề đều được lôi ra giải quyết.

Bob, trái lại, chỉ muốn nghe về những điều tốt đẹp, không muốn biết vấn đề nằm ở đâu, và không đủ mạnh mẽ để đương đầu với những điều khắc nghiệt nhưng thực tế. Trong trường hợp của Bob, ông vua thật sự không mặc quần áo. Dần dà, nhân sự của ông không muốn nói ra bất cứ một vấn đề nào nữa.

Điểm khác biệt #3: Bạn cần hiểu được thế mạnh của mình

Thuyết con nhím nói rằng chỉ có kinh nghiệm lâu năm thôi thì chưa đủ, bạn còn phải thật giỏi ở một lĩnh vực nào đó, Maxim có thể là số 1 hoặc số 2 trong hầu hết các lĩnh vực mà công ty tập trung vào. Và công ty luôn bận rộn tìm đủ mọi cách trở thành số 1 nếu đang ở vị trí số 2 của bất kì một lĩnh vực nào.

Công ty của Bob lại không giỏi nhất ở những lĩnh vực mà họ đang cạnh tranh. Tuy nhiên Bob lại tin rằng Chúa đã định trước việc công ty sẽ trở thành số 1 chỉ vì họ đã bước vào một phân khúc thị trường nào đó.

Điểm khác biệt #4: Văn hóa kỷ luật

Gifford xây dựng Maxim trên nền tảng nghiêm khắc và kỷ luật. Bob có vẻ lại chọn một con đường khác. Maxim có một quy trình phát triển sản phẩm rất nghiêm ngặt. Ở mỗi bước đều có những đánh giá chi tiết. Một dự án không thể đi tiếp mà không có sự chấp thuận. Mỗi sản phẩm phải có một checklist những danh mục cần hoàn thành, chất lượng phải đáp ứng những tiêu chí khắt khe và mọi tài liệu tiếp thị phải được xây dựng sẵn sàng để triển khai. Gifford luôn là người phát triển những chiếc máy mới tại Maxim và chúng luôn chiếm một phần doanh thu đáng kể của công ty.

Bob lại để quá trình phê chuẩn sản phẩm cho phó Tổng giám đốc của mình phụ trách. Thế là phó Tổng giám đốc có được đặc quyền, có thêm tiền phụ cấp phụ thuộc vào số lượng đơn hàng hoàn thành. Đây là trường hợp con cáo giữ nhà cho con gà. Có những sản phẩm không có hướng dẫn sử dụng cho khách hàng. Chất lượng sản phẩm bị nghi ngờ. Sao lại có người nghĩ là có thể bán được những sản phẩm như thế này? Sau đó, Bob lại đi phàn nàn tại sao sản phẩm mới không bán được. 

Điểm khác biệt #5: Bạn không muốn bị dao động liên tục.

Gifford cực kì kiên định với những gì ông muốn. Định hướng của Gifford về việc xây dựng một công ty Analog IV vững mạnh chưa bao giờ bị lung lay. Sự tập trung đều nằm ở việc hoàn thiện không ngừng và liên tục. Maxim tiếp tục cải tiến một cách có phương pháp. Không có sản phẩm đột phá, ý tưởng đột phá hay khách hàng đột phá nào đẩy Maxim tới thành công. Nhưng khi nhìn lại, luôn thấy rõ sự tiến bộ sau mỗi năm.

Ngược lại, hướng đi của Bob dường như luôn dao động. Và hầu hết những lần Bob đổi ý đều bắt nguồn từ việc ông cảm thấy chuyên gia phân tích bảo cần phải làm như vậy.  “Thị trường mạng không dây đang rất hot, tập trung vào mạng không dây thôi”. Bob sẽ nói như vậy. Thành ra cả công ty sẽ tập trung chuyển hướng sang mạng không dây. “Thị trường kết nối mạng đang rất hot, chúng ta cần phải làm nhiều sản phẩm kết nối mạng hơn nữa” Bob sẽ nói như vậy. Và sau đó cả công ty sẽ chuyển sang làm các sản phẩm kết nối mạng.  Vấn đề không phải nằm ở chỗ công ty của Bob không có lợi thế chiến lược trong lĩnh vực mạng không dây hay thiết bị kết nối. Vấn đề ở chỗ công ty phải thay đổi mục tiêu chỉ vì chúng là những thị trường hấp dẫn mà nhà phân tính muốn theo đuổi. Chiến lược nhất quán của Gifford giúp Maxim tăng trưởng lợi nhuận liên tục. Còn chiến lược của Bob có thể giải thích cho việc tại sao công ty luôn bị lỡ những con số đề ra. 

Điểm khác biệt cuối cùng: Bạn cần là một người hào phóng

Gifford rõ ràng muốn làm ra nhiều tiền. Và ông đã làm được điều đó. 

Tuy nhiên, Gifford cũng sở hữu một trong những chương trình đãi ngộ nhân viên rộng rãi nhất ở Silicon Valley. Tất cả các cấp độ ở Maxim đều được hưởng lợi ích này. Sự hào phóng của Gifford không chỉ dừng ở việc tạo ra tiền của. Chính sách bảo hiểm của Maxim dành cho nhân viên cũng tốt không kém. Maxim có một chính sách về việc đau ốm rất đơn giản: Nếu bạn ốm,  cứ ở nhà. Nếu bạn khỏe thì đi làm. Không cần thủ tục giấy tờ để xin phép nếu bạn bị bệnh.

Còn với Bob, sự khác biệt cực kỳ rõ rệt. Bob muốn kiếm nhiều tiền, nhưng Bob dường như khá thờ ơ với nhân viên của mình.  Kế hoạch về quyền chọn mua cổ phiếu (ESOP) của Bob chỉ bằng mức thấp nhất so với Maxim. Kết quả là tỉ lệ nhân viên rời bỏ công ty của Bob cao hơn nhiều. Chính sách bảo hiểm của Bob cũng vậy, chỉ bằng mức tối thiểu. Và phí đóng bảo hiểm thì tăng sau mỗi năm. Chính sách đau ốm của Bob cũng khác hẳn Gifford. Bạn phải điền vào bảng chấm công nếu bạn nghỉ một ngày làm việc. Tệ hơn nữa, bạn buộc phải dùng thời gian nghỉ để đi khám bác sĩ. Vậy nên nếu bạn không dùng 2 giờ đó để đi khám, bạn phải ghi thời gian này vào thời gian nghỉ ốm. Nhân viên bực bội với sự dè sẻn của Bob. Còn Gifford thì xây dựng lòng trung thành cho viên bằng sự hào phóng của mình.

Những người lãnh đạo tài giỏi biết cách xây dựng một đội quân trung thành

Jack Gifford là một nhà lãnh đạo tuyệt vời biết cách xây dựng một công ty thành công về lâu dài, Bob thì không như vậy. Gifford hiểu rằng sự kiên định, tập trung vào việc cải thiện liên tục và tấm lòng hào phóng là chìa khóa để xây dựng một đội ngũ trung thành. Bạn có thể áp dụng những bài học từ Gifford và Bob vào phong cách lãnh đạo riêng của mình để trở thành một người lãnh đạo tốt, và tạo dựng một công ty thành công cho chính mình.  

Bài gốc: https://medium.com/swlh/what-are-the-five-skills-you-need-to-be-a-great-ceo-c49708d574cb

Tags