9 bài học về kỹ năng lãnh đạo quan trọng mà các Founder bỏ qua cho đến khi quá muộn

 

Có một điều khiến cho giấc mơ khởi nghiệp trở nên rất hấp dẫn là khởi nghiệp đồng nghĩa với trở thành lãnh đạo. 

Khi khởi nghiệp, bạn lãnh đạo một đội ngũ, văn hóa công ty, ý tưởng bạn mang đến thị trường và đôi khi (nếu đủ giỏi), bạn trở thành người đi đầu của cả ngành công nghiệp đó.

Nhưng không may, hầu hết những nhà khởi nghiệp có xu hướng tin rằng kỹ năng lãnh đạo là sẵn có, có doanh nghiệp là mặc định trở thành lãnh đạo. 

Không hẳn là như vậy!

Nhiều nhà khởi nghiệp đầy tham vọng lại không học được 9 phẩm chất lãnh đạo này từ đầu:

  1. Thừa nhận bạn sai còn quan trọng hơn chứng minh bạn đúng

Làm lãnh đạo không chỉ để thể hiện bạn biết nhiều bao nhiêu, nâng mình lên là hạ người khác xuống. Khi người lãnh đạo có thể thừa nhận họ phạm sai lầm, những người còn lại cũng sẽ dễ học được thói quen nhận khuyết điểm hơn. Làm lãnh đạo nghĩa là nhận lấy trách nhiệm – không phải để thể hiện quyền lực.

 

  1. Lúc bạn nhắc mọi người nhớ bạn là lãnh đạo cũng là lúc bạn đánh mất khả năng lãnh đạo của mình. 

Không ai nghe theo một người lãnh đạo cứ đi nhắc người khác mình là lãnh đạo. Cũng giống như việc làm cha mẹ, con trẻ sẽ không tôn trọng bạn hơn khi bạn luôn dạy dỗ chúng bằng cụm từ “Vì ba là ba của con nên con phải nghe lời ba”.

Làm lãnh đạo cũng vậy, bạn không cần phải nâng cao địa vị của mình để khiến người khác nghe lời. Bạn cần đưa ra những định hướng để dựa vào đó người khác có thể đi đến kết luận tương tự.

 

  1. Bảo người khác phải làm gì trong các cuộc họp nhóm là một việc làm lãng phí thời gian

Trên thực tế, người lãnh đạo giỏi nhất sẽ tìm cách khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến. Người lãnh đạo thực thụ là người hiểu được giá trị của thời gian và biết rằng cách nhanh nhất để tận dụng thời gian là trao quyền, chứ không phải thông qua sự can thiệp quá mức để nhắc nhở mọi người ai là sếp.

 

  1. Người lãnh đạo thực thụ dành nhiều thời gian để nghe hơn nói

Khi bạn cố chứng minh rằng bạn là lãnh đạo, bạn đang dành nhiều, rất nhiều, thời gian để nói hơn là lắng nghe.

Nếu nhìn vào một người lãnh đạo thật sự, bạn sẽ nhận ra rằng người sẵn sàng lắng nghe thường không bao giờ thể hiện hết những điều họ biết chỉ để chứng minh mức độ hiểu biết của họ.

Người lãnh đạo thực thụ biết giá trị của việc thấu hiểu trước khi muốn được thấu hiểu.

 

  1. Lãnh đạo là giúp đỡ người khác những gì họ cần để họ có thể tự thành công trên đôi chân của họ.

 

Việc của bạn khi làm lãnh đạo là mang đến người khác những gì họ cần để họ luôn cảm thấy đang đi trước một bước. 

Khi bạn ở trong tình thế mà mọi người đều tìm đến bạn để tìm kiếm giải pháp, bạn đã thất bại. Bộ máy của bạn đang không tự làm việc, nó bị phụ thuộc quá nhiều vào sự can thiệp trực tiếp của bạn.

Thay vào đó, bạn nên tạo ra một bộ máy và quy trình cho phép mọi người tự chủ động. Càng không có sự can thiệp của bạn càng tốt.

 

  1. Những nhà lãnh đạo tham vọng muốn mọi người biết mình là sếp. Còn người lãnh đạo thực thụ sẽ không quan tâm.

Điều này càng rõ ràng khi bạn ở vị trí cao hơn trên con đường khởi nghiệp. Những nhà khởi nghiệp tham vọng thường dành nhiều nỗ lực để thuyết phục những người xung quanh về sự thành công của mình. Trên thực tế, đây là dấu hiệu dễ thấy của sự thiếu kinh nghiệm. Một người lãnh đạo thật sự với tiếng vang của họ không cần làm như vậy.

Làm một người lãnh đạo không dễ. Bạn phải khiêm tốn. Khi bạn làm được điều đó, việc mọi người có biết bạn là người khởi nghiệp thành công hay không không còn quan trọng. Điều quan trọng là đội ngũ của bạn có đang đi theo hướng đúng đắn nhất hay không.

 

  1. Bạn có một trang web và 2 khách hàng, không có nghĩa bạn là CEO

Có rất ít người khởi nghiệp thật sự ở trong tâm thế mà chức danh “CEO” bao hàm được những nhiệm vụ hằng ngày của họ. Nếu lướt 1 vòng Twitter, LinkedIn hay tham gia vào một hội thảo về doanh nghiệp hoặc marketing, bạn sẽ gặp hàng tá CEO.

Đó là vì những người muốn làm lãnh đạo hay tự nhận mình là CEO. Trong khi những CEO thực thụ chỉ ngồi cười từ xa.

 

  1. Một người lãnh đạo “xịn” nói chuyện bằng kinh nghiệm, không phải bằng lý thuyết.

Ai cũng có thể đọc vài tờ báo rồi tỏ vẻ là chuyên gia. Ai cũng có thể nghe một vài podcast rồi tự nhận mình thành thạo trong lĩnh vực đó.

Nhưng khi một người lãnh đạo đúng nghĩa nói chuyện, bạn sẽ biết ngay. Họ biết họ đang nói gì. Không chỉ ở việc họ nói những gì, mà còn ở cách họ truyền đạt như thế nào. Họ nói từ chính kinh nghiệm của mình.

Để được như vậy, bạn phải trả giá, phải dấn thân và học những bài học khắc nghiệt.

 

  1. Khả năng lãnh đạo được gặt hái nhờ vào sự rèn luyện 

Rất, rất, rất nhiều người muốn trở thành người dẫn đầu trong chính lĩnh vực của mình bằng cách trả nhiều tiền cho báo chí để PR, chi cho truyền thông số để được nổi tiếng ở podcast hoặc Youtube, hay bỏ tiền ra để thiết kế trang web và các phương tiện quảng cáo thương hiệu.

Nhưng bạn có biết?

Không có sự hào nhoáng nào có thể che đậy được sự thiếu kinh nghiệm của bạn. Các danh hiệu không phải là cách thể hiện chuyên môn và uy tín. Nó được biểu hiện thông qua những hiểu biết bạn chia sẻ, kiến thức bạn đã trải qua và giá trị bạn mang đến cho công ty và lĩnh vực bạn đang tham gia. 

Bạn không thể mua kỹ năng lãnh đạo, mà chỉ có thể gặt hái nó.

Để đạt được điều đó cần nhiều thời gian, vậy nên có rất ít người làm được.

 

Bài gốc: https://absoluteinfluence.com/9-important-leadership-lessons-most-new-founders-dont-learn-until-its-too-late

Tags