Bạn muốn có một đội ngũ thật tận tụy? Vậy thì nói phải đi đôi với làm. Khi mọi thứ đang suôn sẻ, dễ dàng có được động lực và nhiệt huyết. Còn khi gặp phải vấn đề thì câu chuyện sẽ rất khác. Ví dụ, bạn vừa làm mất một khách hàng lớn, chưa sao cả có thể bạn vẫn còn động lực, thế nếu vòng gọi vốn của bạn thất bại thê thảm, chắc rằng bạn vẫn còn cảm thấy có động lực.

 

Là một CEO, bạn không được bỏ cuộc trong tuyệt vọng. Tất cả mọi người đều đang nhìn cách bạn đương đầu với nghịch cảnh. Bạn cần giữ thái độ lạc quan và nhiệt huyết cho dù tình huống có tồi tệ đến mức nào. Động lực của một đội ngũ khởi nguồn từ bạn. 

 

Vậy làm sao để giữ động lực và lan tỏa nó đến phần còn lại của team:

 

  1. Đầu tiên, bạn cần một đội ngũ nhiệt huyết

Bạn muốn nhân sự của mình gắn kết lâu dài được cùng công ty. Bạn muốn một team có thái độ làm việc xuất sắc. Bạn cần có những thành viên nhiệt huyết. Những người nhiệt huyết luôn tiến lên dù gặp phải khó khăn. Họ không quan tâm có ai chống lại mình. Họ không cần bạn phải thúc đẩy họ vì tự họ thúc đẩy chính mình. Sau đó…

 

  1. Giao những công việc thú vị

Bạn có một đội ngũ giỏi giang. Cách hay nhất để khiến họ luôn thấy có động lực làm việc là giao cho họ những công việc thú vị. Thực tế, bạn phải mang lại cho họ nhiều hơn thế. Trao cho họ thẩm quyền, sự tự chủ và khả năng tự quyết nhiều hơn. Tiếp theo…

 

  1. Cần minh bạch với team của mình

Nhất định bạn sẽ có những bước đi sai lầm. Nhưng cách bạn xử lý chúng mới tạo ra sự khác biệt. Phản ứng tự nhiên khi mắc lỗi là lờ đi. Đừng làm như vậy. Dùng những sai lầm ấy như một cách thể hiện sự khiêm tốn của mình. Sự cởi mở và trung thực sẽ tạo dựng lòng tin. Và chính vì bạn có một đội ngũ tuyệt vời, họ sẽ đồng hành cùng bạn giải quyết những vấn đề gặp phải trong quá trình xây dựng công ty. Và… 

 

  1. Bạn muốn tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh – không có những người “thích tỏ ra nguy hiểm”

Bạn có muốn team của mình nhanh rã? Vậy thì hãy thuê người “thích tỏ ra nguy hiểm” đi. Sức hấp dẫn ban đầu từ những người như vậy khó có thể cưỡng lại. Khi bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân tài, bỗng nhận được một CV trông khá hứa hẹn, có thể giải quyết ngay được khó khăn hiện tại. Nhưng có thể bạn không nhìn ra được anh ấy có vấn đề về kỹ năng mềm đặc biệt là hợp tác và giao tiếp. Và rồi những sự phàn nàn bắt đầu, và lần lượt từng nhân sự trước đây xin ra đi. Đừng mắc sai lầm. Hãy giữ nhuệ khí cho đội ngũ của mình bằng cách tránh xa những người “thích tỏ ra nguy hiểm”. Sau đó…

 

  1. Bạn muốn một đội ngũ có trách nhiệm

Những nhân viên giỏi luôn muốn được chịu trách nhiệm. Đây không phải là quản lý vi mô. Trên thực tế, bạn nên để nhân viên của mình càng tự chủ càng tốt. Bạn cần đặt ra mục tiêu cho team của mình và giữ họ có trách nhiệm đạt được mục tiêu đó. Sau đó…

 

  1. Cải tiến liên tục

Vì chúng ta đang nói về các mục tiêu, nên hãy sử dụng triết lý Kaizen để tạo đà cho tổ chức của bạn. Kaizen là khái niệm chỉ việc dùng các mục tiêu nhỏ, tăng dần để đạt được mục tiêu lớn hơn. 

Không có nghĩa bạn không nên đề ra những mục tiêu lớn lao, táo bạo. Nhưng bạn nên đặt ra các mục tiêu nhỏ, có thể đạt được trước, rồi dần nâng mức độ để đạt được mục tiêu lớn hơn.

Ví dụ, mục tiêu của bạn là doanh thu 10 triệu đô một năm. Bạn nên để đó là mục tiêu dài hạn. Và đặt mục tiêu hàng tháng của mình phù hợp. Có thể mục tiêu cho doanh thu tháng đầu tiên là 1000 đô. Thì đặt mục tiêu hàng tháng là 1000 đô. Hãy đảm bảo bạn có thể đạt được con số đó.

Đó là cách bạn tạo đà và giữ đội ngũ của mình luôn nhiệt huyết trên con đường đi đến những mục tiêu lớn lao và táo bạo khác. Sau đó…

 

  1. Khen thưởng khi đạt được mục tiêu – ăn mừng thành công của bạn

 

Nên tạo ra niềm vui cho đội ngũ của mình. Mặc dù có rất nhiều khó khăn trong quá trình tạo dựng công ty, nhưng không có lý do gì lại không ăn mừng khi thành công cả. 

Hãy khen thưởng nhân viên của mình khi hoàn thành những mục tiêu cố định. Ví dụ bạn vừa tung ra sản phẩm đầu tiên của mình đúng với dự kiến, hãy tặng vé xem phim miễn phí cho team. Nếu đạt được doanh thu 1000 đô một tháng (bắt đầu với mục tiêu nhỏ), thì hãy tặng nhân viên mình một thẻ quà tặng Starbucks trị giá 10 đô. Khi công ty đạt được dòng tiền dương (đây là một mục tiêu lớn của bất kỳ startup nào), hãy thưởng cho team của bạn mỗi người 1000 đô và tổ chức một buổi tiệc thật bùng cháy.

Bạn lại có những ý tưởng. Lại đưa ra mục tiêu và phần thưởng phù hợp với công ty của mình. Cố gắng khen thưởng ít nhất mỗi quý một lần. Đó là cách để truyền dopamine vào nhân viên. Sau đó..

 

  1. Đừng chần chừ khi phải quyết định

Như đã nói, bạn nên tránh xa những người “thích tỏ ra nguy hiểm”. Nhưng bạn nên làm gì với những nhân viên làm việc không hiệu quả thậm chí họ cũng là một co-founder? Tất cả mọi người đều quan sát cách bạn xử lý vấn đề. Bạn chần chừ càng lâu thì mọi thứ càng tệ. Team của bạn sẽ mất đi sự hăng hái khi có ai đó trong nhóm không hợp tác, làm việc không tốt. Bạn không có sự lựa chọn nào khác ngoài loại bỏ những thành viên như vậy nếu muốn giữ đội ngũ của mình luôn nhiệt huyết. Nhân viên của bạn luôn biết người nào cần giữ lại trước bạn. 

 

Như bạn thấy đấy, có rất nhiều thứ bạn có thể làm để đội ngũ của mình luôn tận tụy. Bạn có thể tuyển một đội thật giỏi, giao cho họ những công việc thú vị, luôn minh bạch, tạo ra một môi trường làm việc tuyệt vời, luôn làm họ thấy có trách nhiệm, sử dụng triết lý Kaizen, khen thưởng khi đạt được mục tiêu và loại bỏ những quả táo bị hư. Cuối cùng, hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất là động lực của một team luôn khởi nguồn từ bạn.

 

Source:https://medium.com/@brett_28716/what-are-the-8-steps-you-should-take-to-have-a-highly-motivated-team-3eca050b348c

Tags